1. Bạch truật:Atractylodes macrocephala Koidz còn gọi là Ư truật, Đông truật, Triết truật thuộc họ Cúc (Asteraceace).
- Đặc điểm thực vật: Cây thảo cao 40-60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gần cụm hoa có cuống ngắn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông dài.
- Bộ phận dùng: thân rễ
- Thành phần hoá học: Củ chứa 1,4% tinh dầu. Thành phần của tinh dầu gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A.
2. Ngải cứu:Artemisia vulgarisL. còn gọi là Thuốc cứu, Nhả ngải, Quá sú thuộc họ Cúc (Asteraceace).
- Đặc điểm thực vật: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 50 – 60cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim.
- Bộ phần dùng: Phần cây trên mặt đất và lá
- Thành phần hoá học: Trong cây có tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin. Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%.
Ngoài hai cây có tác dụng an thai được giới thiệu trong bài viết này thì họ Cúc còn có các tác dụng khác như chữa ho, chữa sốt và sốt rét, chữa viêm gan, chữa đau rang, … Thông tin này sẽ tiếp tục được cập nhật ở các bài viết sau.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Y Học.
Người viết: Nguyễn Thị Thu
Bài viết được thầy Nguyễn Công Kính duyệt đăng ngày 16/06/2021.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: