1. Công dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc dán qua da.
Dạng thuốc dán thấm qua da cho tác dụng toàn thân còn được gọi là "hệ điều trị xuyên da". Sau khi dán, dược chất sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào hệ tuần hoàn chung và cho tác dụng toàn thân. Thuốc ở dạng miếng dán thấm qua da thường là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn, có 2 loại, đó là loại dán lên da cho tác dụng tại chỗ. Còn loại thứ hai mặc dù dán lên da nhưng thuốc ngấm xuyên qua da, đi vào mạch máu, cho tác dụng toàn thân (tác dụng không khác gì thuốc uống hay tiêm).
Dạng thuốc dán thấm qua da có các ưu điểm nên băng dán thấm qua da hiện được dùng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: đau thắt ngực, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, say tàu xe, rối loạn mãn kinh do thiếu hormone sinh dục nữ, đau nhức nặng (như ung thư giai đoạn cuối), cai nghiện thuốc lá... Dạng thuốc này người dùng dễ nhầm lẫn dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.
Dạng thuốc dán thấm qua da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiệm. Đây là điều mà người sử dụng cần đặc biệt lưu ý. Miếng dán thấm qua da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng có thể gây tác dụng phụ gọi là liệt đối giao cảm (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)...Trường hợp bị tác dụng phụ phải ngưng ngay sự điều trị bằng cách bóc băng dán ra khỏi da, nếu đang dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ phải báo cho bác sĩ biết. Cũng vì nguy cơ gây tác dụng phụ mà nhiều loại băng dán thấm qua da chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em...
2. Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc:
Do băng dán thấm qua da là dạng thuốc đặc biệt cho tác dụng toàn thân nên ta phải thận trọng khi dùng và lưu ý những điều sau:
Sử dụng thuốc dán thấm qua da cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, là phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng. Tuy chứa cùng dược chất nhưng thuốc dán thấm qua da của hãng khác nhau có thể có cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán, cách hủy băng dán sau khi dùng xong... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Nhiều người có tâm lý dán thật nhiều thì tác dụng mới nhanh và lâu nên thường gây ra những phản ứng ngược, nảy sinh các tác dụng phụ bởi khi bán sản phẩm ra thị trường, nhà sản xuất đã tính toán được liều lượng thuốc tốt nhất có trong miếng dán, phù hợp với thể trạng của người sử dụng. Khi dùng nhiều miếng dán cùng lúc, thuốc sẽ ngấm hết qua da, thẩm thấy vào máu với liều lượng rất cao. Khi đó người sử dụng đang ở trong tình trạng dùng thuốc quá liều, các tác dụng phụ rất khó tránh và sẽ nặng hơn, thậm chí nguy kịch vì ngộ độc thuốc. Đặc biệt với loại miếng dán chống say xe, tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, tình trạng quá liều luôn thường trực, tai biến, ngộ độc do thuốc luôn cận kề, chưa kể những tương tác thuốc sẽ khiến cơ thể phải chịu những hậy quả khó lường.
Trước khi dán, vùng da đó phải được làm sạch, khô nhằm giữ miếng băng dán được lâu. Nếu miếng băng dán có nguy cơ bị rớt ra, nên dán thêm băng keo xung quanh rìa của miếng dán. Có một số loại băng dán trong khi dán thuốc vẫn có thể tắm rửa nhưng không được chà xát chỗ dán bằng xà phòng. Dán đúng vị trí theo sự hướng dẫn. Không nên dán miếng dán thấm qua da ở nơi da bị kịch thích hay trầy xước vì sẽ tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: