Vì sao sử dụng NaHCO3(natri bicarbonat) để giải độc phenobarbital
Phenobarbital thuộc nhóm thuốc an thần gây ngủ dẫn chất barbiturat - tác động lên ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng và chỉ định liên quan đến an thần - gây ngủ - gây mê và chống co giật.
-
Độc tính của phenobarbital có thể chia làm độc tính cấp - khi dùng quá liều và độc tính mạn - gây nghiện. Ở độc tính mạn tính do lạm dụng thuốc ngủ kéo dài trên bệnh nhân bị mất ngủ, khi dừng thuốc đột ngột gây ra kích động, mất ngủ, kích thích thần kinh....
-
Còn độc tính cấp xảy ra khi người bệnh sử dụng quá liều phenobarbital gặp các biểu hiện như: lú lẫn, mê man, hô hấp suy giảm, trụy tim mạch, dần mất nhận cảm ánh sáng...BN bị tử vong do trụy tim mạch, hôn mê và suy hô hấp.
1. Hình minh họa ngộ độc thuốc ngủ
-
Các biện pháp điều trị ngộc độc thuốc ngủ phenobarbital có thể bao gồm:
-
Sử dụng than hoạt tính khi thời gian uống phenobarbital chưa quá 4h
-
Sử dụng lợi niệu, natri bicarbonat khi độ thanh thải của thận vẫn còn hoạt động tốt
-
Lọc ngoài thận, chạy thận nhân tạo khi nồng độ thuốc trong máu quá cao
-
Sử dụng adrenalin nếu có dấu hiệu trụy tim mạch
-
Hồi phục tim mạch, đảm bảo tuần hoàn và thông khí
-
.....
Trong các biện pháp trên có biện pháp truyền tĩnh mạch dung dịch natri bicarbonat để tăng thải trừ phenobarbital. Nguyên lý này được giải thích như sau:
3. Natri bicarbonat dịch truyền
2. Công thức cấu tạo của phenobarbital
Dựa vào công thức cấu tạo của phenobarbital có thể thấy phenobarbital có tính acid yếu; Nên khi lọc qua thận, giai đoạn tái hấp thu thụ động, thuốc sẽ bị giảm tái hấp thu nếu môi trường nước tiểu bazo (tuân theo phương trình Henderson - hasselbalch) => Việc truyền natri bicarbonat ở đây hạn chế tái hấp thu thuốc ngủ và tăng thải trừ qua thận