3. Cách quản lý Parkinson:
Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, các chuyên gia cần phải thảo luận với bệnh nhân về tình trạng lâm sàng riêng của từng người (Ví dụ: triệu chứng và bệnh đi kèm). Sở thích lối sống của họ cũng rất quan trọng, ví dụ những người làm việc toàn thời gian thường thích có chế độ dùng thuốc mỗi ngày một lần nếu có thể. Vì tất cả các loại thuốc điều trị Parkinson đều có tác dụng phụ, hiện không có thuốc bảo vệ thần kinh, vậy nên chỉ bắt đầu điều trị khi chất lượng cuộc sống người bệnh thực sự bị ảnh hưởng và nên thảo luận trước về lợi ích và tác dụng phụ của các nhóm thuốc này với bệnh nhân.
Bắt đầu điều trị bằng thuốc:
Một chất đồng vận dopamine, levodopa hoặc chất ức chế monoamin oxydase-B có thể được sử dụng cho người bệnh trong giai đoạn đầu của Parkinson mà các triệu chứng vận động không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Levodopa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng khi các bệnh chứng vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng sau 7-10 năm tiến triển bệnh, tác dụng của levodopa có thể suy giảm và do đó kém hiệu quả hơn trong việc kiểm soát các triệu chứng vận động. Dược sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên lưu ý rằng bệnh nhân mắc Parkinson có thể gặp khó khăn do các vấn đề về đường ruột và nước bọt. Rối loạn tiêu hóa là một bệnh chứng khó nuốt, liệt dạ dày và táo bón. Xác nhận vị liệt dạ dày là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự hấp thu và tác dụng của levodopa. Ngoài ra còn có bằng chứng về hội chứng SIBO (small intestine bacterial overgrowth), một hội chứng chưa rõ nguyên nhân trong đó các chất chống acid PPI được dùng quá nhiều làm cho các vi khuẩn (bình thường, vi khuẩn trong ruột non ở trạng thái cân bằng không gây bệnh) có điều kiện thuận lợi cho sinh sản quá nhiều trong ruột non, gây ra những triệu chứng đa dạng như đau bụng, sình hơi, bài tiết thất thường, đôi khi là táo bón hoặc tiêu chảy. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột trong hội chứng SIBO làm suy giảm sự hấp thu của levodopa, ảnh hưởng đáng kể đến đáp ứng thuốc. Vì những lý do này, các liệu pháp không dùng đường uống tỏ ra rất hữu ích trong điều trị Parkinson. Tất cả các loại thuốc dopaminergic có khả năng gây rối loạn kiểm soát ham muốn và ảo giác. Thuốc đồng vận Dopamine có nguy cơ rối loạn kiểm soát ham muốn cao nhất, buồn ngủ quá mức và các triệu chứng loạn thần (ví dụ ảo giác hoặc hoang tưởng). Rối loạn kiểm soát ham muốn có thể bao gồm thói mê bài bạc, cuồng dâm, ám ảnh ăn uống, mua sắm. ĐIều quan trọng là bệnh nhân có được một người hỗ trợ (ví dụ: dược sĩ chuyên khoa hoặc y tá chuyên khoa có liên quan đến việc chăm sóc họ) nếu bất kỳ rối loạn kiểm soát ham muốn nào phát triển. Quản lý các rối loạn kiểm soát liên quan đến việc hiệu chỉnh liệu pháp dopaminergic bằng cách giảm dần liều bất kỳ chất đồng vận dopamine nào. Nếu điều chỉnh này không đem lại hiệu quả, liệu pháp hành vi nhận thức có thể được chuyên gia sử dụng. Điều quan trọng là bệnh nhân bà người chăm sóc hoặc thành viên gia đình phải được cung cấp đầy đủ thông tin thông qua việc trò chuyện trực tiếp và giấy tờ liên quan về các rối loạn kiểm soát ham muốn khi bắt đầu điều trị bằng thuốc đồng vận dopamine và tình trạng bệnh nên được trao đổi tại các cuộc thăm khám. Các chất đồng bận dopamine có nguồn gốc từ thảo dược ergot (ví dụ pergolide, bromocriptine và cabergoline) chỉ nên được sử dụng như một thuốc bổ sung cho levodopa với những người mắc Parkinson bị rối loạn vận động mặc dù điều trị levodopa đã được tối ưu và có đáp ứng không tốt với chất đồng vận không có nguồn gốc từ ergot (ví dụ: ropinirole, pramipexole và rotigotine [miếng dán]). Tuy nhiên, các chất đồng vận dopamine có nguồn gốc từ ergot có liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng gây xơ hóa nên hiện nay đã hạn chế sử dụng. Các chất đồng vận không có nguồn gốc từ ergot (ví dụ: ropinirole và pramipexole) có lợi thế là chúng có thể chỉ cần sử dụng một lần mỗi ngày, tuy nhiên, cần thận trọng khi kê đơn. Tất cả các đơn thuốc đồng vận dopamine nên được điều chỉnh để ngăn ngừa các triệu chứng do cai dopamine.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: