1. Nguyên nhân của Bệnh Parkinson:
Nguyên nhân của Parkinson vẫn chưa được xác định chắc chắn nhưng từ lâu đã có giả thuyết cho rằng việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường có thể là một nguyên nhân quan trọng, cùng với yếu tố di truyền. Phần lớn các trường hợp được cho là phát sinh một cách riêng lẻ, mặc dù có tới 20% người bị Parkinson cũng có người thân trong gia đình mắc bệnh. Giả thuyết cho rằng có 24 vị trí gen di truyền trên nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc Parkinson. Do đó, hiện tại người ta tin rằng hội chứng Parkinson là một thuật ngữ chung cho một số bệnh thoái hóa thần kinh. Các nghiên cứu cứu cho thấy tuổi khởi phát rất quan trọng và khởi phát sau năm 50 tuổi ít có khả năng do di truyền. Hút thuốc lá, cà phê và rượu có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới sự tiến triển của Parkinson, trong khi hoạt động thể chất đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân tham gia chương trình "PD Warrior" (phương pháp tập thể dục được thiết kê để giúp các bệnh nhân mắc Parkinson cải thiện cuộc sống).
2. Sinh lý bệnh và các triệu chứng bên ngoài
Các triệu chứng cổ điển của Parkinson bao gồm các vấn đề về dây thần kinh vận động, chẳng hạn như nhịp tim chậm, căng cứng, run khi nghỉ và mất ổn định tư thế. Các triệu chứng ảnh hưởng đến vận động chủ yếu do sự mất dần các tế bào thần kinh dopaminergic trong vùng chất đen, điều này làm giảm lượng dopaminergic vào vùng thượng thận và các vùng não khác. Tuy nhiên, các cơ chế bù trừ trong não bộ hiệu quả đến mức các triệu chứng lâm sàng của Parkinson chỉ có thể phát triển khi khoảng 80% tế bào thần kinh dopaminergic bị thoái hóa. Ngược lại, lý thuyết Braak về Parkinson cho thấy quá trình bệnh bắt đầu ở vùng thần kinh khướu giác và phần dưới của tủy sống, phải đến giai đoạn 3, vùng chất đen mới gây ảnh hưởng tới quá trình tiến triển của bệnh. Cũng có bằng chứng trực tiếp cho thấy bệnh Parkinson phát triển từ đường tiêu hóa (GI) đến khu vực não bộ ở những động vật gặm nhấm. Điều này cho thấy vai trò của đường ruột trong điều trị bệnh, dạ dày và hoạt động nhai nuốt là hai vấn đề chính trong liệu pháp điều trị Parkinson, đây là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các liệu pháp điều trị dùng thuốc không qua đường uống.
Trong lịch sử, ba dấu hiệu bệnh lý điển hình của Parkinson là thể Lewy, sự chết đi của các nơ-ron thần kinh trong vùng đặc chất đen và sự giảm dần của các tế bào thần kinh sắc tố. Trong thể Lewy, protein tích lũy và phát triển trong tế bào thần kinh ở vùng não liên quan đến suy nghĩ, trí nhớ và vận động, Thể Lewy gây suy giảm liên tục về tinh thần, trí tuệ và được cho là nguyên nhân gây bệnh Parkinson, dẫn đến chết các tế bào. Tỉ lệ mắc thể Lewy tăng theo tuổi, tương đồng với tỷ lệ mắc Parkinson ngày càng tăng ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự hiện diện của thể Lewy có thể không có bất kỳ triệu chứng nào và không liên quan đến Parkinson. Những triệu chứng này có thể được tìm thấy trong các bệnh thoái hóa thần kinh khác (như Alzheimer, teo đa hệ thống và mất trí nhớ thể Lewy).
3. Chẩn đoán:
Parkinson nổi tiếng là khá chẩn đoán vì bệnh nhân thường trình bày tình trạng bệnh theo nhiều cách khác nhau và không có sẵn các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chẩn đoán Parkinson trong cộng đồng là không chính xác ở khoảng 50% bệnh nhân, trong đó có tới 25% bệnh nhân tại các phòng khác chăm sóc tổng quát và 6-8% tại các phòng khám chuyên khoa. Khi nghi ngờ mắc Parkinson, bệnh nhân nên được điều trị nhanh chóng với bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn về chẩn đoán phân biệt tình trạng bệnh. Sau khi chẩn đoán Parkinson chính thực được đưa ra, bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên theo chu kỳ 6-12 tháng và nếu các đặc điểm lâm sàng không điển hình phát triển, chẩn đoán cần được xem xét lại.
Parkinson và nhiều triệu chứng của nó có thể là hậu quả của bất kỳ loại thuốc nào có khả năng chặn thụ thể dopamine. Thuốc an thần là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson do thuốc. Các thuốc an thần không điển hình (như quetiapine và clozapine) là những lựa chọn tốt nhất với bệnh nhân Parkinson để điều trị ảo giác và nên thận trọng để tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Metoclpramide và prochlorperazine nên tránh, còn domperidone, cyclizine và ondansetron là những phương pháp điều trị tốt hơn để kiểm soát buồn nôn và nôn với những bệnh nhân mắc Parkinson.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: