CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM 2020 – 2030.
(Sinh viên Dược, tham khảo để hiểu về ngành học hơn)
Với mục tiêu: Đảm bào cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam từ năm 2010 – 2020 và tâm nhìn chiến lược đến năm 2030 với một số mục tiêu và gải pháp cụ thể như sau:
Mục tiêu chính: “Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.
- Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
- Phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng.
- 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).
- 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.
- Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.
- Để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 để phát triển ngành Dược Việt Nam.
Các giải pháp đặt ra để hoàn thiện và xây dựng nhằm mục tiêu đạt được như sau:
1. Giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách:
Nghiên cứu sửa đổi luật dược nhằm khuyến khích sản xuất thuốc trong nước, đặc biệt chú trọng đến vấn đề sản xuất thuốc Genegic. Nhà nước cần quan tâm, ban hành các cơ chế việc sản xuất thuốc từ dược liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệ, bên cạnh đó có những quy định rõ ràng về việc quảng cáo thông tin về thuốc.
2. Giải pháp về quy hoạch.
Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế. Quy hoạch hệ thống kiểm kiểm các khu vực để đẩy mạnh hệ thống giám sát và quản lý về chất lượng sản phẩm. Chú trọng đến quy hoạch lại nguồn dược liệu, có cơ chế chính sách để nuôi tròng và bảo tồn những dược liệu quý hiến.
3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức:
Cần đảy mạnh công tác thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng, tránh đề kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào thuốc Việt.
4. Giải pháp về đầu tư:
Đẩy mạnh công tác vận động cá nhân tập thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ hệ thống phân phối thuốc ở các vùng khó khăn.
5. Giải pháp về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược, chú trọng đào tạo dược sỹ lâm sàng; thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
6. Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về dược; tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩm toàn cầu.
Bài viết dựa trên Quyết định số 68/QĐ-TTg
Trần Anh Tuấn
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: