Tên khác: Methimazole
Công thức: C4H6N2S ptl: 114,2
Tên KH: 1-Methylimidazole-2-thiol
Tính chất: Bột màu trắng-nâu nhạt.
Dễ tan trong nước; tan trong ethanol.
Tính acid yếu (H (3) linh động).
Định tính: Đo nhiệt độ nóng chảy. Phổ IR hoặc sắc ký, so với chuẩn.
Hấp thụ UV: lMAX 211 nm và 251 nm (H2SO4 0,28%).
Định lượng: Acid-base, thông qua AgNO3.
Hòa tan 0,25 g chất thử vào 75 ml nước; thêm 15 ml NaOH 0,1 M, trộn khuấy và thêm khoảng 30 ml AgNO3 0,1 M.
Chuẩn độ tiếp bằng NaOH 0,1 M; chỉ thị đo điện thế.
Tác dụng: Phong bế enzym liên kết iod vào tyrosine làm hạn chế tạo thyroxin ở tuyến giáp, chống cường giáp.
Dược ĐH: Thiamazole tập trung về tuyến giáp. t1/2 khoảng 3-6 h.
Vượt qua nhau thai, phân bố vào sữa mẹ.
Chỉ định: Cường giáp; chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
- Người lớn uống liều đầu 15-60 mg/24 h; chia nhiều liều nhỏ. Bệnh cải thiện sau 1-3 tuần và đạt hiệu qủa sau 1 tháng; tiếp sau uống giảm liều dần.
Duy trì: Uống 5-15 mg/ngày; kéo dài ít nhất 1 năm.
- Trẻ em: Uống liều ban đầu 0,4 mg/kg/ngày; chia 3 lần.
Tác dụng phụ: Thường rõ rệt trong 8 tuần đầu.
- Nôn, kích ứng dạ dày, da nổi mề đay; loét miệng, đau họng, sốt.
- Phong bế tủy xương gây giảm bạch cầu và rối loạn máu khác.
- Viêm gan vàng da; suy thận, lạc vị. Qúa liều kéo dài sẽ gây bướu cổ.
- Mẹ mang thai uống thuốc, thai nhi có thể bị suy giáp.
Chống chỉ định: Viêm gan, suy tủy và sai lệch công thức máu.
Thận trọng: Phụ nữ mang thai và kỳ cho con bú.
Bảo quản: Tránh ẩm và ánh sáng.
2. CARBIMAZOL
Công thức: C7H10N2O2S ptl: 186,2
Tên KH: Ethyl 3-methyl-2-thioxo-
-2,3-dihydro-1H-imidazole-1-carboxylate
Tính chất: Bột màu trắng-vàng nhạt. Khó tan trong nước; tan trong ethanol.
Tác dụng: Trong cơ thể carbimazole chuyển hóa thành thiamazole hoạt tính.
Chỉ định: Cường giáp. Uống liều đầu cao, giảm dần tới liều duy trì.
- Người lớn: liều đầu 15-40 mg/24 h; liều đơn hoặc chia nhiều liều nhỏ.
Sau 1-3 tuần triệu chứng được cải thiện; sau 1-2 tháng được kiểm soát.
Duy trì: 5-15 mg/24 h; trong 12-18 tháng.
- Trẻ em: Liều đầu 0,25 mg/kg/lần; 3 lần/ngày. Theo dõi và điều chỉnh.
Thận trọng: Suy gan, thận; mang thai; thiếu máu hoặc suy tủy.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
3. PROPYLTHIOURACIL
Công thức: C7H10N2OS ptl: 170,2
Tên KH: 2,3-Dihydro-6-propyl-
-2-thioxopyrrimidin-4(1H)-on
Tính chất: Bột màu trắng, vị đắng; dễ hỏng do không khí, ánh sáng.
Tan nhẹ trong nước, ethanol; tan trong kiềm và amoniac.
Hóa tính: Tính acid, tính khử.
Tác dụng: Ức chế tuyến giáp tiết thyroxin theo cơ chế chung. t1/2 3-5 h.
Chỉ định:
- Cường giáp: Điều trị kéo dài 1-3 năm.
Người lớn uống lúc đầu 300-900 mg/24 h; chia 3-4 lần.
Duy trì: Uống 50-600 mg/24 h; chia 2-3 lần.
Trẻ em, theo tuổi, uống 50-300 mg/24 h; chia 3-4 lần.
- Chuẩn bị cho phẫu thuật tuyến giáp:
Uống propylthiouracil, sau đó uống iod 6 mg/24 h; đợt 10 ngày.
Tác dụng KMM: Giảm bạch cầu, viêm da, đau khớp, lạc vị giác.
Thận trọng: Suy giảm miễn dịch; phụ nữ mang thai và kỳ cho con bú.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: