Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Hiện tương kháng thuốc xẩy ra khi mầm bệnh ( nấm , vi khuẩn, vi trùng ..) không bị tiêu diệt bởi kháng sinh . Nguyên nhân gây kháng lại thuốc kháng sinh là do tự ý mua kháng sinh sử dụng mà không có hướng dẫn, bán thuốc kháng sinh mà không có đơn, kê đơn sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng tùy tiện kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
Hậu quả của việc kháng kháng sinh là: không cóa thuốc để điều trị khi lâm bệnh , làm bệnh nặng hơn dãn đên nguy cơ tử vong, thời gian điều trị kéo dài hơn, chi phí điều trị tốn kém hơn.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn… sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Chính vì thế các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng y tế thế giới (WHA 68.7) ngày 26 tháng 5 năm 2015. Ngày, ngày 03 tháng 11 năm 2015 Bộ Y tế ban hành kế hoạch hành động số :982/KH-BYT về triển khai Triển khai tuần lễ truyền thông về phòng,chống kháng thuốc Từ ngày 16 đến ngày 22/11/2015
Tuần lễ truyền thông được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… về phòng, chống kháng thuốc; Nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đặc biệt là tuyên truyền, vận động lấy được một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.
DS. Đặng Quốc Bình
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: