Cục Quản lý Dược rút số đăng ký gần 90 loại thuốc
NGÀY 23 THÁNG 9, 2015 | 08:17
SKĐS - Từ đầu tháng 9/2015 đến nay, Cục Quản lý Dược đã ban hành nhiều quyết định rút số đăng ký lưu hành của nhiều loại thuốc, đa phần là thuốc nhập khẩu. Như vậy tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 90 sản phẩm thuốc bị Cục Quản lý Dược rút số đăng ký lưu hành.
Ông Trương Quốc Cường -Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế vừa ký quyết định số 526/QĐ-QLD cùng lúc rút số đăng ký lưu hành của 51 loại tân dược ra khỏi danh mục thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có 49 loại tân dược của nước ngoài và 2 loại tân dược sản xuất trong nước.
Các loại tân dược này có chủng loại rất đa dạng, nhưng chủ yếu làkháng sinh dạng viên nén, được sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, được đăng ký lưu hành kể từ 2010-2013. Đối với các thuốc nước ngoài đều do các công công trong nước đăng ký.
Đó là các thuốc: Fudnostra 5mg, số đăng ký: VN-14364-11; Fudnostra 10 mg, số đăng ký: VN- 14363-11; Stavudine Capsule USP 30 mg, số đăng ký: VN-11730-11; Stri-Alpha, số đăng ký: VN-11731-11; Melanic 15mg, số đăng ký: VN-11728-11; Melanic 7,5 mg, ; Azithrin- 250, số đăng ký: VN-10824-10; Amolic, số đăng ký: VN-11727-11; Amolic, số đăng ký: VN-11726-11; Cabemus, số đăng ký: VN-15790-12; Gastufa, số đăng ký: VN-16457-13; Sertil 25, số đăng ký: VN-12912-11; Nalidixic Acid Tablet IP 500 mg, số đăng ký: VN-11722-11; Saflux 20, số đăng ký: VN-11723-11; Ama- power, số đăng ký: VN-12972-11; Vitabase, số đăng ký: VN-9536-10; Cyprofort, số đăng ký: VN-10059-10; Zinxime , số đăng ký: VN-10060-10; Romofine, số đăng ký: VN-12974-11; Maxvir 100,số đăng ký: VN-13582-11; Maxvir 50, số đăng ký: VN-13583-11; Qplus New, số đăng ký: VN-13584-11; DL, số đăng ký: VN-14581-12; Ceftirox- S, số đăng ký: VN-11817-11; Podoxi 100, số đăng ký: VN-11818-11; Podoxi 200, số đăng ký: VN-11819-11; Clavsun 1000, số đăng ký: VN-12339-11; Azifar 500, số đăng ký: VN-12340-11; Cefatasun 1g, số đăng ký: VN-12341-11; Gemfar, số đăng ký: VN-12342-11; Rosvas 20, số đăng ký: VN-12343-11; Sunrox 750, số đăng ký: VN-12344-11; Telfar 40, số đăng ký: VN-12345-11; Telfar 80, Vsố đăng ký: N-12346-11; Ampisun 1.5, số đăng ký: VN-13036-11; Faromen 500, số đăng ký: VN-13037-11; Farzone 1g, số đăng ký: VN-13038-11; Merofar 500, số đăng ký: VN-13039-11; Rosvas 10, số đăng ký: VN-13040-11; Tazopip 2,25, số đăng ký: VN-13041-11; Tazopip 4,5 gr,; Clamax 1000, số đăng ký: VN-13649-11; Clamax 625, số đăng ký: VN-13650-11; Clamax IV 1,2 GM, số đăng ký: VN- 13651-11; Imisun, số đăng ký: VN-13652-11; Neomet-V, số đăng ký: VN-13653-11Ticarsun 3,1GM, số đăng ký: VN-13654-11; Faromen 1g, số đăng ký: VN-15380-12; Merofar 1g, số đăng ký: VN-15381-12; Omesun 40, số đăng ký:VN-14126-11; Rabofar 20, số đăng ký:VN-14127-11.
Ngoài 51 loại thuốc này, trước đó từ đầu tháng 9/2015 đến nay, Cục Quản lý Dược đã ban hành nhiều quyết định rút số đăng ký lưu hành của nhiều loại thuốc, đa phần là thuốc nhập khẩu. Như vậy tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 90 sản phẩm thuốc bị Cục Quản lý Dược rút số đăng ký lưu hành.
Trước đó, Cục Quản lý Dược cũng có quyết định số 524/QĐ- QLD quyết định rút số đăng ký lưu hành của 6 loại thuốc tại Việt Nam gồm: No-spa, số đăng ký: VD-12043-10; Telfast BD, số đăng ký : VD-19727-13; Telfast HD, số đăng ký : VD-19728-13; Amaryl (Glimepirid 1mg), số đăng ký : VD-22045-14; Amaryl (Glimepirid 2mg), số đăng ký : VD-22046-14; Amaryl (Glimepirid 4mg), số đăng ký : VD-22047-14.
Cục Quản lý Dược cũng có quyết định số 516/QĐ- QLD rút số đăng ký của 1 loại thuốc đó là thuốc: viên nén Asmin (Theophylin 109mg, Phenobarbital 8mg, Ephdrin HCL 25 mg) SĐK VD-17028-12. Quyết định số 515/QĐ-QLD rút số đăng ký lưu hành hai loại thuốc: Pantopep- Dol, số đăng ký: VN- 12241- 11; thuốc Emlocin 5, số đăng ký: VN: 14836-12. Quyết định số 493/QĐ-QLD rút số đăng ký lưu hành của 11 loại thuốc được sản xuất tại Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Hy Lạp ra khỏi danh mục thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam gồm: Methylpred nisolone Sodium Succinate for Injection, số đăng ký: VN-12731-11; Nelabocin 500mg, số đăng ký: VN-14393-11; Greenpio, số đăng ký: VN-12733-11; Conemun, số đăng ký: VN-12732-11; Jinsino, số đăng ký: VN-12734-11; Jinfif, số đăng ký: VN-14397-11; Lydocef, số đăng ký: VN-16090-12; Panmipe, số đăng ký: VN-14838-12; Lincomycin Hydrochloride capsules, số đăng ký: VN-10630-10; Neuvit B 5000, số đăng ký: VN-11650-10; Seracop, số đăng ký: VN-12743-11
Quyết định số 494/QĐ- BYT rút 15 số đăng ký thuốc :Cacef-200, số đăng ký: VN-10153-10; Redcef-DT-100, số đăng ký: VN-10154-10; Trom 250, số đăng ký: VN-10155-10; Biocid-MH, số đăng ký: VN-10021-10; Lifcin-500, số đăng ký: VN-10022-10; Biovit Drop, số đăng ký: VN-12262-11; Glucosamine sulfate tablets, số đăng ký: VN-14550-12; Hiloxin, số đăng ký: VN-12358-11; Saxtel 1gm, số đăng ký: VN-12359-11; Sefdin 1GM, số đăng ký: VN-14516-12; Nepotel-100, số đăng ký: VN-12954-11; Nepotel-200, số đăng ký: VN-12955-11; Metmin-500, số đăng ký: VN-10954-10;Syratid-10, số đăng ký: VN-10955-10; Prozink, số đăng ký: VN-15874-12
Quyết định số 483/QĐ-QLD rút số đăng ký lưu hành của thuốc viên nang cứng Emlocin 5 (Amlodipine 5mg), SĐK VN-14836-12
Lý do của các quyết định này đều là vi phạm chất lượng thuốc và thuốc sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý Dược
Thái Bình
Nguồn tài liệu: www.suckhoedoisong.vn
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: