Vì sao chúng ta mong muốn điều chế thành công insulin đường uống?
Trước kia, chúng ta cho rằng insulin sẽ không thể tồn tại trong đường tiêu hóa do bị các dịch tiêu hóa phân hủy , do đó không thể đưa insulin vào cơ thể theo đường uống mà cần phải tiêm trực tiếp vào máu để làm giảm đường huyết. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp tiêm insulin thường gây nhiều đau đớn, gồm nhiều quy trình phiền toái và có nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm. Những trở ngại đó khiến người bệnh ái ngại và cảm thấy việc chấp nhận và tuân thủ lịch trình sử dụng thuốc để duy trì mức đường huyết vô cùng khó khăn.
Để khắc phục hạn chế này, khi ý tưởng sản xuất insulin đường uống được đưa ra, nó thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo mọi người. Hơn 90 năm qua, các công ty dược, các quốc gia, và các trường đại học không ngừng nghiên cứu để phát triển một loại insulin đường uống thuận tiện hơn cho người bệnh.
Giấc mơ insulin dạng viên uống sắp trở thành hiện thực
Ý tưởng này thực ra không mới mà đã có cách đây 3 năm về trước tức năm 2013, khi Oramed đưa ra ý tưởng này để cạnh tranh với người khổng lồ Novo Nordisk. Và giờ đây Oramed đã dần hiện thực hoá bài toán.
Trên thế giới hiện nay có đến 400 triệu người bị đái tháo đường, 90% trong số đó là bị đái tháo đường type 2, gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, cần tiêm insulin thường xuyên.
Những nghiên cứu và thử nghiệm với insulin đường uống của công ty dược phẩm Israel, Oramed Pharmaceuticals Inc đang mang tới cho những bệnh nhân đái tháo đường hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
Các viên insulin được bào chế với lớp vỏ bọc đặc biệt nhằm tránh bị tiêu hủy bởi dịch vị khi đi qua đường tiêu hóa. Nó được sử dụng với một liều lượng lớn để dù một phần insulin bị phân hủy thì vẫn còn một lượng đi máu đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.“ Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được giấy phép của FDA”, Nadav Kidron, CEO của Oramed chia sẻ, “ Cuộc thử nghiệm sắp tới là một mốc quan trọng đối với Oramed. Chúng tôi rất háo hức được tiếp tục tiến hành phát triển ORMD-0801 trên lâm sàng tại Hoa Kỳ.”
Ông Nadav Kidron CEO của Oramed giới thiệu viên insulin
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, glucose được sản sinh quá nhiều vào ban đêm là vấn đề trở ngại lớn mà họ phải đối mặt. Giảm mức đường huyết ban đêm có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và những biến chứng đê dọa tới tính mạng một cách đáng kể.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của ORMD-0801 trong việc giảm glucose máu vào ban đêm so với giả dược placebo. Cuộc thử nghiệm kéo dài 28 ngày, Oramed chọn 180 bệnh nhân đái tháo đường type 2 mà không còn đáp ứng tốt với Metformin, một loại thuốc đầu tay dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Trước khi đi ngủ, những người tình nguyện tham gia thử nghiệm được uống insulin dạng viên, được gọi là ORMD-0801, hoặc viên giả dược (Placebo). Lượng đường huyết của họ được theo dõi trong đêm.
Nghiên cứu đưa ra kết quả đầy ý nghĩa với sự khác biệt của ORMD-0801 và Placebo về hiệu quả kiểm soát glucose máu vào ban đêm. Với cùng p=0.0117, glucose máu tăng 13.70 mg/dL ở người bệnh sử dụng giả dược (placebo) và tăng1.66 mg/dL ở người bệnh uống insulin. Ngoài ra, không những không có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo, mà những người được uống viên nang insulin trước khi đi ngủ cũng không bị hạ đường huyết xuống mức quá thấp.
Mục đích thăm dò thứ hai của nghiên cứu là để đánh giá tác dụng của ORDM-0801 tại khoảng thời gian lúc đói, ban ngày và trong vòng 24 giờ.
Glucose trung bình lúc đói
mg/dL |
Glucose trung bình vào ban ngày
mg/dL |
Glucose trung bình trong 24 giờ
mg/dL |
|
Viên uống insulin | Giảm 0,41 | Tăng 0,88 | Giảm 0,32 |
Giả dược Placebo | Tăng 15,95 | Tăng 11,88 | Tăng 13,26 |
Giá trị p | p <0.0001 | p <0.0001 | p= 0.0010 |
Như vậy, có sự khác biệt rất lớn về hiệu quả giảm đường huyết của insulin dạng viên uống và giả dược Placebo.
Đặc biệt, vào ngày thứ 29, chỉ số HBA1C đưa ra cho thấy khác biệt rất đáng chú ý, Glucose máu tăng 0,2% ở người dùng giả dược nhưng chỉ tăng 0,01% (tức thấp hơn 20 lần) ở người dùng insulin dạng viên nang với cung p=0.0149. Thay đổi chỉ số HbA1c là một dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng, 4 tuần nghiên cứu là không đủ để có thể đánh giá hết tiềm năng của ORMD-0801 trên HbA1c.
Một kết quả ý nghĩa khác được cho biết bởi Bác sĩ Miriam Kidron, người chủ trì nghiên cứu. Khi chúng ta tiêm insulin, insulin sẽ đi thẳng vào dòng máu mà không qua gan, trong khi gan cũng cần insulin. Thực tế, Insulin tự nhiên sau khi được tuyến tụy sản xuất sẽ đến gan, rồi được đưa theo dòng máu đến toàn bộ cơ thể, hạn chế hạ đường huyết…..
Công nghệ bào chế viên mới của Oramed
Điều tuyệt vời của insulin dạng viên ở chỗ, cách nó hoạt động rất giống với đường lưu thông của insulin tự nhiên trong cơ thể (sau khi được sản xuất, sẽ qua gan rồi mới đi vào dòng máu.
Hơn nữa, insulin là một hoormon kích thích tăng trưởng, khi cung cấp nhiều, gây thừa insulin trong cơ thể, là yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư.Cho nên nó có thể hạn chế việc insulin tăng quá cao trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ hạ đường huyết và nguy cơ ung thư.
Theo Oramed, giai đoạn III thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn, và nếu cho ra những kết quả tích cực, insulin đường uống có thể thay thế cho insulin tiêm trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa được công nhận chính thức. Ông Nadav Kidron, CEO của Oramed, khẳng định những nghiên cứu đã và đang được tiến hành cẩn thận. Những thử nghiệm cần được kiểm tra kỹ lưỡng và lặp lại nhiều lần trước khi khẳng định kết quả. Ông cũng chắc chắn rằng việc dùng insulin đường uống vẫn thực sự có hiệu quả tốt. Hiện tại, họ đang nộp kết quả để xin thẩm định phê duyệt của FDA. Nếu thành công, insulin dạng viên có thể thay thế cho insulin dạng tiêm dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, sẽ tiện lợi rất nhiều cho bệnh nhân và cả thầy thuốc.
Tuy nhiên, cùng với kết quả đầy hứa hẹn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, insulin đường uống chưa cho thấy hiệu quả với những bệnh nhân đái tháo đường type 1.
*Đái tháo đường type 1 chiếm 10% là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào BETA (ở tụy) của cơ thể, các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin. Vì vậy, lượng đường trong máu bệnh nhân đái tháo đường type 1 tăng giảm thất thường, việc điều trị khá phức tạp, không đơn giản.
*Đái tháo đường type 2 chiếm 90%, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin hoặc vì một lí do nào đó mà insulin không hoạt động.
Đái tháo đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết trên thế giới.
Theo Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2004, “Bệnh đái tháo đường(Diabetes mellitus-DM) hay bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh lý đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin (type1) hoặc hoạt động của insulin (typ2) hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Bệnh đái tháo đườnghường gặp nhất là đái tháo đường type 2, chiếm 90%, thường xảy ra ở người lớn tuổi, và nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống và lối sống tinh tại không lành mạnh. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin (một hormon giúp kiểm soát đường huyết) nhưng insulin đã bị cơ thể đáp ứng một cách bất thường và gây ra tình trạng kháng insulin.
Nếu bệnh phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng và mạn tính, là nguyên nhân gây ra các biến chứng cấp và mạn tính, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi…), giảm thị lực và mù lòa, tổn thương thân, gây loét bàn chân có thể dẫn đến cắt đoạn chi, gây bất lực tình dục,…
Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả nam lẫn nữ, ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ văn hóa.Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng nhanh chóng khắp toàn cầu. Số trường hợp bị đái tháo đường trên thế giới năm 2014 là 422 triệu người, gấp 4 lần so với 1980. Từ năm 1980 đến năm 2014, tỉ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành tăng gấp đôi, từ 4,7% đến 8,5% và có 1,5 triệu người chết vì đái tháo đường vào năm 2012.
Bệnh gia đang tăng mạnh ở các nước phát triển và đang phát triển.
Việt Nam là một trong 21 thành viên của Hiệp hội Đái tháo đường vùng phía Tây Thái Bình Dương. (International Diabetes Federation Western Pacific).
Năm 2015, có 3,7 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường, 1,832 triệu người bị tiểu đường không được chẩn đoán, là nguyên nhân của 53,457 người trưởng thành tử vong mỗi năm. Tính trên số người trưởng thành có 5,57% người trưởng thành mắc bệnh, 5,6% đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: