Dân tộc Cơ tu cư trú tập trung ở khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng. Theo như những tập tục lưu truyền từ đời này sang đời khác, người dân Cơ Tu luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, là rừng, là suối ... bới đó chính là nguồn sống của dân tộc mình. Những tập tục này hết sức độc đáo, thể hiện nỗ lực giữ vừng môi trường cũng như chính mạng sống của bản thân.
Trong những chuyến đi tới những vùng sâu Quảng Nam và Đà Nẵng, khi ghé thăm nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu, tôi luôn thấy sức thu hút từ những câu chuyện của những già làng về những câu chuyện tâm linh liên quan đến Thần Rừng, Ma Rừng... là những cơ sở để đồng bào nơi đây răn dạy, giáo dục con cháu, xây dựng ý thức bảo vệ rừng. Mỗi khi lập gia đình, các cặp vợ chồng trẻ đều muốn khai thác một phần đất rừng để làm rẫy. Theo phong tục người Cơ Tu, họ cần lựa những khoảnh đất ít phải tác động nhất vào những mảnh rừng nguyên sinh, bời đó là nơi trú ngụ của Ma Rừng, đồng thời, những gia đình này phải làm lễ cúng Thần Rừng để xin phép, và chỉ canh tác trên khoảnh đất đã xin.
Đến nay, với những cánh rừng đã không còn nguyên vẹn bởi lòng tham của những người khác, không tuân thủ phong tục cổ truyền. Hiện nay, những người con Cơ Tu bản địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng như tích cực tham gia hoạt động kiểm lâm, phối hợp với các đơn vị chức năng phòng chống cháy rừng, ngăn chặn và đấu tranh chống lâm tặc. Ngoài ra, ở đa số các địa phương đã có biện pháp giao khoán đất rừng cho người dân coi sóc, bảo vệ.
Nỗ lực bảo vệ rừng của người dân Cơ Tu bản địa luôn được đền đáp xứng đáng khi môi trường xung quanh họ luôn đảm bảo tính đa dạng về sinh học, lưu giữ và bảo tồn được những loài quý, nguồn gien quý hiếm... trong đó có không ít các loài cây dùng làm thuốc, chăm sóc và bồi bổ sức khỏe được người dân tin dùng và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: