Chắc không ít người nhầm lẫn Botox với Botulinum toxin. Không nên quy chụp Botox và Botulinum toxin là một!
Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này.
Botulinum toxin (BTX) là một loại protein do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra, và là một độc tố thần kinh (neurotoxic).
Cấu trúc phân tử gồm 2 chuỗ đisunfua, chuỗi nhẹ (light-chain) có trọng lượng phân tử là 50kDa và chỗi nặng (heavy-chain) có trọng lượng phân tử 100kDa liên kết với nhau qua cầu nối đisunfua.
Hiện có 7 loại Botulinum toxin được công nhận (A-G), năm 2013 phân lập được thêm BTX-H nhưng không được chấp nhận.
Trong 7 loại trên thì ngộ độc thịt (botulism) gây ra chủ yếu bởi loại BTX-F. Ngộ độc BTX gây liệt cơ vận động, liệt đối giao cảm với triệu chứng khô miệng, nhìn mờ, khó nuốt và sau đó là liệt cơ hô hấp.
Trong phẫu thuật làm đẹp có một số loại được công nhận dùng xóa nếp nhăn là Onabotulinum toxin A (Botox), Incobotulinum toxin A (Xeomin) và Rimabotulinum toxin B (Myobloc).
Năm 2010, FDA chấp thuận Botox tiêm bắp trong điều trị dự phòng đau đầu Migrain mạn tính.
Năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã chấp thuận cho abobotulinumtoxin A (Dysport) tiêm để điều trị chứng co thắt chi dưới ở trẻ nhỏ từ hai tuổi trở lên.
Cơ chế tác động của BTX là chuỗi nhẹ (light-chain) bẻ gẫy 2 loại protein cần thiết cho sự phóng thích Acetylcholine từ các túi synapse (synaptic vesicles) của những neuron cholinergic, 2 loại protein này là SNAREs & SNAP- 25. Như vậy bất kỳ chỗ nào có neuron cholinergic thì BTX đều có tác động vì vậy chỉ định của các sản phẩm này không chỉ triệt tiêu vết nhăn (gây liệt nhão ở cơ bắp) mà khá rộng trong nhãn khoa (eyes aligner) như điều trị chứng co thắt mi mắt (blepharospasm), co cứng cơ (spasticity) hay tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), v..v..
Các liều tiêm BTX cần nhắc lại vài tháng 1 lần để có hiệu quả. Bản chất BTX là một protein nên có tính kháng nguyên nên có thể mất tác dụng do đáp ứng miễn dịch. Hơn nữa, nếu độc tố lan ra quá vùng được tiêm thì có nguy cơ gây liệt cơ toàn thể.
DS. Tran Van Hien
Duy Tan University, Faculty of Pharmacy
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: